3 nỗi bức xúc người vay tín chấp hay gặp phải nhất

Nhiều người đi vay tín chấp không hài lòng về các vấn đề khi vay như hợp đồng, lãi suất vay và quá trình hậu giải ngân. Vậy, lỗi thuộc về ai?

Hợp đồng vay vốn không rõ ràng

Nhiều khách hàng vay vốn gặp phải những vấn đề về hợp đồng, các quy định không rõ ràng nhưng người mua hàng vẫn đặt bút ki, gây nên cảm giác không hài lòng cho người vay. Còn nhiều trường hợp xảy ra từ việc hợp đồng không rõ ràng như thời hạn trả góp mập mờ, phí trả không đúng hạn, vấn đề về phí tất toán hợp đồng…

Nguyên nhân của những vấn đề này thường xuất phát từ cả 2 phía: người đi vay và nhân viên tư vấn. Người đi vay chưa tìm hiểu kỹ về hợp đồng nên không biết chỗ nào cần hỏi để hỏi và hiểu cho rõ ràng, còn nhân viên tư vấn thì chưa chuyên nguyên nên gây ra sai sót làm ức chế người vay. Nhận thấy điều này, Nhà nước đang tiến hành xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng, nhưng ở thời điểm hiện tại thì cách bảo vệ tốt nhất đó chính là khách hàng tự tìm hiểu kĩ khoản vay và hợp đồng vay qua mạng, bạn bè, hoặc các văn phòng luật để tránh bị vướng phải những vấn đề không hay phát sinh khi đi vay vốn ngân hàng.

CHUYỂN TIỀN QUA NGÂN HÀNG NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT ĐỂ AN TOÀN

Khách hàng không hài lòng về lãi suất

Các khoản vay thế chấp thông thường có lãi suất khoản ~10%/năm, còn vay tín chấp có lãi suất cao hơn nhiều. Các ngân hàng thương mại đặt ra mức lãi suất là trên dưới 20%/năm, còn các công ty tài chính có lãi suất khá cao khoảng từ 30-40%/năm. Có thể thấy lãi suất cho vay tín chấp cao gấp từ 2 – 3 lần mức lãi suất vay thế chấp. Và tất nhiên , tâm lý chung của người đi vay là thích được vay lãi suất thấp bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền lãi hàng tháng mà họ phải trả. Do đó, lãi suất vay ngân hàng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm nhất.

Trên thực tế, lãi suất vay tín chấp cao là điều đương nhiên. Các nước châu Âu còn cho vay tiêu dùng với mức lãi suất cho vay lên tới 60-70%/năm. So với mức lãi suất ở các nước này, mức lãi suất đang áp dụng tại thị trường Việt Nam thấp hơn rất nhiều.

Có thể thấy, vay tín chấp giúp vay tiếp cận nhanh chóng nguồn gốc vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân của mình. Thời gian giải ngân của các khoản vay này tại các ngân hàng thương mại thường dao động trong vòng 48 giờ, các công ty tài chính thường chỉ từ 30 phút đến 24 giờ. Khoản vay giải ngân nhanh là một điểm lợi thế của vay tín chấp mà không hình thức vay nào hiện nay đáp ứng được và chi phí cho điều này chính là mức lãi suất áp dụng cao hơn mức bình thường.

Nếu bạn là khách hàng vay vốn muốn vay tín chấp mà thấy mức lãi suất áp dụng quá cao thì đừng vội than phiền bởi vì đổi lại, bạn sẽ nhanh chóng được cung cấp nguồn vốn, thủ tục giấy tờ đơn giản mà không cần nhiều giấy tờ phức tạp. Điều này giúp ích cho bạn rất lớn nếu bạn đang cần gấp một khoản tiền phục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày.

3 nỗi bức xúc người vay tín chấp hay gặp phải nhất

Cách thức đòi nợ gây bức xúc

Một số khách hàng than phiền rằng họ bị quấy nhiễu trong quá trình vay vốn, bị đòi nợ. Chỉ cần khách hàng trả trễ một, hai ngày là họ bị nhân viên gọi điện với kiểu nói chuyện chợ búa, thậm chí là dọa nạt. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, tâm lý của người vay.

Trước vấn đề này, người vay vốn có thể tự bảo vệ mình bằng cách trực tiếp phản ánh lên các cơ quan chức năng như các hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, sở Công Thương trên địa bàn các tỉnh…) để được tư vấn và hỗ trợ.

Những bức xúc đang tồn tại trong việc vay tín chấp của khách hàng cần được giải quyết, vấn đề nằm ở cả 2 bên nên ngân hàng cần thể hiện hơn nữa tính chuyên nghiệp cũng như người đi vay nên nghiên cứu kẽ về khoản vay và thái độ trả nợ đúng mực.

Rate this post