Cầm cố và thế chấp là 2 hình thức giao dịch phổ biến trong vay tiền hiện nay , đây là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ của người đi vay . Tuy nhiên , vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về 2 hình thức này và còn bị nhầm lẫn . Chính vì vậy , sau đây chúng ta sẽ cùng phân biệt 2 hình thức cầm cố và thế chấp .
Khái niệm về Cầm cố và thế chấp
Cầm cố : Hình thức này nghĩa một bên dùng tài sản của mình sở hữu để giao cho bên nhận cầm tài sản , để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình .
Thế chấp : Hình thức này là một bên dùng tài sản của mình để thế chấp , nhưng không giao cho bên nhận thế chấp , mà chỉ đưa giấy tờ liên quan đến tài sản đó , để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nào đó có thể là vay tiền, hay hẹn ước điều gì, hoặc cũng là một phần trong điều khoản hợp đồng
Bản chất :
Cầm cố : Là hình thức bắt buộc chuyển giao tài sản .
Thế chấp : Là hình thức chỉ chuyển giao giấy tờ chứng minh pháp lý của tài sản thế chấp , chứ không chuyển giao tài sản
Đối tượng :
Cầm cố : Thường là các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu , trái phiếu , vàng , xe máy và bất động sản .
Thế chấp : Tài sản dùng để thế chấp thường bất động sản , động sản , tài sản sẽ hình thành trong tương lai , lợt tức , hoa lợi có được khi cho thuê tài sản . Nếu tài sản thế chấp có bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng sẽ được thế chấp .
Thời điểm có hiệu lực :
Cầm cố : Hợp đồng sẽ có hiệu lực tại thời điểm giao kết , trừ trường hợp luật có quy định hoặc có thỏa thuận khác . Ngoài ra , còn có hiệu lực khi tài sản cầm cố được chuyển giao lại cho bên cầm cố .
Thế chấp : Sẽ có hiệu lực tại thời điểm kết giao , trừ khi có quy định hoặc có thỏa thuận khác . Ngoài ra , khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp .
Nghĩa vụ của bên nhận đảm bảo :
Cầm cố , phải bảo quản , giữ gìn tài sản cầm cố , nếu làm hư hỏng , thất lạc hay mất tài sản cầm cố thì phải bồi thường cho bên cầm cố . Không được sử dụng , trao đổi , không được bán tài sản cầm cố để thực hiện nghĩa vụ nào khác . Không khai thác công dụng , không cho thuê mướn , hưởng lợi tức , hóa tức từ tài sản , trừ khi có thỏa thuận khác .
Thế chấp : phải trả lại các loại giấy tờ của tài sản cho bên thế chấp khi đã chấm dứt thế chấp . Thực hiện xử lý đúng quy định tài sản thế chấp .
Quyền của bên nhận tài sản đảm bảo :
Cầm cố : Yêu cầu người đang sử dụng , chiếm hữu trái pháp luật tài sản cầm cố phải trả lại . Xử lý tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận . Được khai thác công dụng , hưởng lợi tức , hoa tức , được cho thuê mượn tài sản , nếu đã thỏa thuận . Được thanh toán chi phí bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cầm cố .
Thế chấp : Kiểm tra , xem xét trực tiếp tài sản thế chấp , nhưng không được gây khó khăn ,cản trở cho việc sử dụng , hình thành và khai thác tài sản . Cần yêu cầu bên thế chấp cung cấp thực trang của tài sản . Yêu cầu bên thế chấp sử dụng biện pháp đảm bảo tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm giảm sút hoặc mất giá trị của tài sản do việc sử dụng và khai thác . Nên thực hiện việc đăng ký thế chấp đúng theo quy định . Yêu cầu người thứ ba hoặc bên thế chấp giao tài sản đó để xử lý khi không thực hiện được nghĩa vụ của mình . Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản khi luật quy định khác hoặc các bên thỏa thuận .