Do quá cần tiền, không đọc kỹ hợp đồng… nhiều người đã vay mà không bận tâm nhiều tới lãi suất cao bất thường và cách tính phí của một số công ty tài chính.
Luôn hỏi kỹ lãi suất
Thủ tục vay vốn tại công ty tài chính thường đơn giản hơn rất nhiều so với ngân hàng. Nhiều khách hàng thường chỉ mong vay được tiền càng nhanh càng tốt mà không để tâm các điều khoản trong hợp đồng. Anh Lê Tùng (Nguyễn Trãi, Hà Đông), người từng mua xe Liberty trả góp qua một công ty tài chính, thú thật: “Lúc ý muốn mua xe quá nên mình cũng chỉ chăm chăm để nhanh được mua và cứ ngỡ tính ra trả góp mỗi tháng không nhiều. Nhưng sau này mới ngẫm lại thấy lãi suất cũng phải gần 50% một năm”.
Để vay được tiền, nhiều khách hàng bất chấp các điều khoản hợp đồng dù có thể lãi suất cao ngất ngưởng.
Vay tiền thì dễ nhưng khách hàng rất khó để tất toán trước hạn. Phí trả cả gốc và lãi trước hạn của một số đơn vị nếu tính kỹ sẽ không đỡ hơn chút nào nếu tiếp tục chịu lãi suất cao và thanh toán từng tháng cho đến khi hết hợp đồng. Vì vậy, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, lời khuyên “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng” không bao giờ là thừa với mọi khách hàng.
Tùy vào độ khó tính của khách mà nhân viên công ty tài chính cân nhắc cung cấp đến đâu các điều khoản trong hợp đồng. Nhiều trường hợp, nhân viên tư vấn lãi suất một đằng nhưng số tiền phải trả lại một nẻo, cao hơn rất nhiều. Vài ngày sau khi giải ngân xong, khách hàng mới nhận bản hợp đồng chi tiết và tá hỏa vì lãi suất tới hơn 60-70% một năm.
Theo các chuyên gia tài chính, đơn vị nào chấp nhận rủi ro càng lớn khi đưa ra ít điều kiện, chuẩn tín dụng thì mức lãi suất tương ứng sẽ càng cao. Để bảo đảm quyền lợi, người vay tiền có quyền đòi hỏi công ty đó minh bạch mức lãi suất để thỏa thuận trước khi vay.
Nhằm nâng cao kiến thức tài chính cho người tiêu dùng khi tiếp cận các sản phẩm vay theo hình thức này, công ty PPF Việt Nam đã tổ chức chuỗi các hoạt động tư vấn kiến thức tài chính tại 15 siêu thị ở hai thành phố lớn TPHCM và Hà Nội và sẽ tiếp tục triển khai đến các tỉnh thành khác trong năm 2014.
Song song với hoạt động này, công ty còn phối hợp cùng Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam xuất bản cẩm nang bỏ túi về kiến thức tài chính tiêu dùng với 10.000 bản đã được phát miễn phí.
Một số người vẫn còn e ngại với các dịch vụ tài chính vi mô vì họ cho rằng lãi suất của các công ty cung cấp ra bên ngoài quá cao, PPF lý giải như thế nào về việc này?
Đa số các khách hàng thường có tâm lý lãi suất khi vay từ các tổ chức tài chính cao hơn do các khách hàng này không tìm hiểu kỹ sản phẩm vay và luôn có tâm lý thấy có tiền là vay mà ít quan tâm đến việc trả nợ. Đối với người tiêu dùng điều quan tâm đầu tiên là mình phải biết nhu cầu thực sự đang cần của mình, và nếu đó là nhu cầu chính đáng cần thực hiện ngay nhưng mình chưa đủ tiền thì việc sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng là khá hợp lý.
Nhưng nếu mình chưa thực sự có nhu cầu, mà bị hấp dẫn bởi các nhân viên môi giới thì đa số sẽ cảm thấy áp lực lớn khi phải trả nợ, đôi khi trở nên cực đoan cho mình là bị lừa. Tôi xin lưu ý thêm là các khách hàng có rất nhiều lựa chọn với các gói vay tiêu dùng, chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ là họ có thể vay tiền trong ngày được với những điều khoản rất thuận lợi.
Lãi suất cao là một công cụ để hạn chế rủi ro trong dịch vụ tài chính vi mô. Tại sao các ông không có những biện pháp quản trị rủi ro, hoặc xét duyệt cho vay tốt hơn để từ đó hạ thấp lãi suất, giúp cho dòng vốn có thể tiếp cận với nhiều người tiêu dùng hơn?
Mô hình quản lý rủi ro của công ty PPF Việt Nam nói chung được xây dựng chặt chẽ và theo quy trình nghiêm ngặt từ mô hình vận hành của công ty mẹ tại thị trường châu Âu, chuyên biệt hóa cho phù hợp với thị trường Việt Nam, quy trình xét duyệt hồ sơ của chúng tôi nhanh chóng và thuận tiện nhất trên thị trường hiện nay, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Hơn nữa, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, hỗ trợ tài chính cho phân khúc khách hàng bị “từ chối” bởi các ngân hàng chính là bản chất kinh doanh của các công ty tài chính tiêu dùng. Dĩ nhiên là ngành này chứa đầy rủi ro. Rủi ro và lãi suất tỷ lệ thuận với nhau. Nhưng chúng ta cũng không nên quên là tài chính tín dụng là động lực tạo trăng trưởng cho nền kinh tế – vì nó giúp cho nhiều khách hàng mua được những thứ mà với tình trạng hiện tại họ không có khả năng chi trả, qua đó giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ví dụ như khi sắm được chiếc xe mới, họ có khả năng nhận được một công việc mới hay một gia đình lần đầu tiên có thể sắm được một cái tủ lạnh. Hàng ngàn khách hàng hài lòng với khoản vay và dịch vụ của chúng tôi và nghiêm chỉnh tuân thủ việc thanh toán khoản vay. Họ vui mừng vì có được cơ hội tiếp cận với vốn vay và không có bất kỳ phàn nàn gì.
Chỉ có rất ít trường hợp các khách hàng than phiền sau khi họ đã được cho vay do họ chưa nắm rõ các kiến thức về vay tiêu dùng . Vì vậy mà chúng tôi đầu tư rất nhiều trong việc trang bị các kiến thức tài chính cho khách hàng, giúp cho khách hàng hiểu đúng hơn về ngành này.
Dự đoán của ông về ngành tài chính tiêu dùng năm 2014 như thế nào?
Thị trường tín dụng tiêu dùng hiện nay tuy đã có nhiều cải thiện so với năm trước nhưng năm 2013 cũng không là một năm bùng nổ. Nếu có bùng nổ thì tôi dự đoán phải đến nửa cuối năm 2014 hoặc sang 2015, sau khi kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và Chính phủ ban hành nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ để phát triển lĩnh vực này.
Nhưng một điều tôi chắc chắn là, chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều sự chuyển biến của thị trường này. Các đối thủ cạnh tranh mới sẽ vào Việt Nam. Một số thì nhiều kinh nghiệm, số còn lại thì non trẻ. Chắc chắn sẽ có nhiều ý tưởng kinh doanh mới, các cuộc chạy đua về lãi suất và tất nhiên cũng không thiếu các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
Chúng tôi, Home Credit đã trải nghiệm cũng như chứng kiến sự phát triển tương tự ở các quốc gia khác. Chúng tôi hoàn toàn không lo ngại về điều này. Ngược lại, tôi nhìn thấy một tương lai phát triển đầy lạc quan phía trước.