Khách Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 , các đối tượng không phải là pháp nhân như hộ kinh doanh , hộ gia đình .. là những đối tượng không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng .
Khi các doanh nghiệp , cá nhân muốn phát triển kinh doanh và mở rộng sản suất thì dịch vụ vay vốn ngân hàng là một giải pháp hàng đầu để có một khoảng tiền lớn . Đây là hình thức vay vốn hấp dẫn được ưa chuộng nhất hiện nay , tuy nhiên khi vay vốn vẫn có một số điều kiện nhất định . vậy những đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng hiện nay , cùng MK FINANCE tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau .
1. Đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng ?
Theo quy định tại bộ luật dân sự năm 2015 , chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân , cá nhân . Do đó ngân hàng nhà nước đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân , cá nhân tại Thông tư 39/2.16/TT-NHNN . Như vậy , từ ngày 15/3 các đối tượng không phải là pháp nhân ( ví dụ như hộ kinh doanh , hộ gia đình , tổ hợp tác , tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ) là những đới tượng không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng . Dưới đây là những quy định về vay vốn của tổ chức tín dụng , cụ thể :
” Tô chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn :
- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh .
- Để thanh toán các chi phí , đáp ứng nhu cầu tài chính cả các giao dịch , hành vi mà pháp luật cấm
- Để mua , sử dụng các hàng hóa dịch vụ thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh .
- Để mua vàng miếng .
- Để trả nợ khoản vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình , mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật .
- Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài , trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ cấc điều kiện sau đây :
a. Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh
b. Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ .
c. Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ .
Cũng theo NHNN , trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh , cá nhân có thể vay đẻ đáp ứng nhu cầu vốn của chính các nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh , doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ. Như vậy , nếu hộ gia đình muốn vay , cá nhân là chủ hộ sẽ đứng tên và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân hoặc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp .
2/ Đối tượng được vay vốn ngân hàng ?
Theo thông tư 39/2016/ TT_NHNN quy định củ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam , cá nhân có quốc tich nước ngoài , pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam , háp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam . Cụ thể như sau :
1/Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật . Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật .
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi
4. Có khả năng tài chính để trả nợ
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 thông tư này , thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch , lành mạnh
Có thể thấy đối tượng vay vốn ngân hàng là vấn đề được người dân quan tâm trên thị trường tài chính tiền tệ vì vay vốn ngân hàng tại các tổ chức tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng cho các hộ kinh doanh cá thể hiện nay . Theo thống kê hiện nay , trên địa bàn toàn quốc có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động là những đối tượng không vốn chịu tác động của thông tư 39 này .
Theo quy định trước đây , đối với hộ gia đình hay hộ kinh doanh thì chỉ cần chủ hộ đại diện gia đình ký hợp đồng vay vốn với tổ chức tín dụng . từ ngày 5/3/2017 , khi thông tư 39 có hiệu lực , nếu hộ gia đình hay hộ kinh doanh có một thành viên thì chỉ cần một người duy nhất ký hợp đồng với ngân hàng . Trong trường hợp hộ kinh doanh đó có nhiều thành viên thì tất cả các thành viên đều phải ký , hoặc một người đứng tên đến ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng và những người khác có giấy ủy quyền cho người đó .
Như vậy có thể thấy rằng , việc vay vốn của các hộ kinh doanh ca thể sẽ thay đổi về chủ thể vay vốn , không còn đứng tên chủ thể vay vốn là các hộ kinh doanh nữa mà sẽ là các cá nhân đứng ra vay vốn kinh doanh . Về nguyên tắc thì các tổ chức tín dụng sẽ vẫn đảm bảo nguồn vốn cho các hộ kinh doanh và không có thay đổi gì lãi suất khi các cá nhân vay vốn từ các tổ chức tín dụng
Trên đây là những thông tin quan trọng về những đối tượng không được vay vốn và đối tượng được vay vốn tại các tổ chức tín dụng . Hy vọng với các chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề quan trọng này .
Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng , hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về các gói vy phù hợp với nhu cầu mức lãi suất hấp dẫn nhất .