Những rủi ro gặp phải khi vay tín chấp

Dù không phải thế chấp bất cứ tài sản nào nhưng việc vay tín chấp vẫn mang lại cho bạn một ít rủi ro nếu bạn không cẩn thận. Hãy cùng chúng tôi giúp bạn ghi nhớ những rủi ro nên tránh để không phải mất tiền nhé.

Không đọc kỹ những điều khoản trong hợp đồng

Thông thường, khi đến ngân hàng để thực hiện giao dịch vay tín chấp, nhân viên tư vấn sẽ hướng dẫn cho bạn cách thức để vay tín chấp.Nếu không lưu ý kỹ sẽ mất khoản tiền không nhỏ.

Với những bạn đi vay lần đầu, chúng tôi lưu ý bạn phải hỏi thật kỹ về lãi suất vay, thời hạn vay, tiền phạt. Ví dụ như lãi suất vay đấy dựa trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu là thứ bạn phải tính toán thật kỹ. Bên cạnh đó, nếu bạn trả nợ trễ hay trả nợ sớm hơn thời hạn có bị phạt không và phí phạt được tính như thế nào. Có nhiều trường hợp, khi bị phạt tiền rồi mới ngớ ra về những khoản phí phạt và kết quả bạn phải trả một số tiền không đáng để bị phát sinh chút nào.

Bí kíp của chúng tôi là bạn nên lựa chọn công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ minh bạch, rõ ràng. Bạn nên đọc kỹ về các điều khoản về lãi suất, phương thức trả nợ, cách tính tiền phạt. Nếu gặp những thuật ngữ không hiểu như phí tất toán, lãi suất thả nổi, lãi suất trên dư nợ giảm dần, lãi suất trên dư nợ bạn đầu, bạn phải yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích thật kỹ rồi sau đó mới quyết định ký vào hợp đồng giao dịch.

Bị đe dọa thu hồi nợ

Đây là câu chuyện bạn sẽ gặp phải nếu như không trả nợ. Tùy vào nơi bạn vay mà việc thu hồi nợ diễn ra thành nhiều hình thức khác nhau. Thông thường, khi làm hồ sơ, bạn được yêu cầu cung cấp số điện thoại của người thân nên khi bạn không trả nợ, nhân viên sẽ tìm đến những người thân của bạn, gọi điện liên tục với tần suất có khi 20 cuộc/ngày.

Để tránh phiền phức cho bản thân và những người thân, hãy giữ kỹ những hợp đồng giao dịch, hóa đơn nộp tiền và những tài liệu liên quan để làm bằng chứng đối chất. Nếu có vấn đề gì về việc gây áp lực để trả nợ (thường xảy ra đối với những công ty tài chính cho vay), bạn có thể liên hệ đường dây nóng trên hợp đồng để phản ánh.

Nếu trường hợp phản ánh rồi vẫn không được giải quyết thì hãy liên hệ với cơ quan chức năng để được bảo vệ

Công cấp thông tin không đầy đủ về hợp đồng

Có không ít khách hàng đã gặp phải trường hợp này. Nhân viên tư vấn không thông báo đầy đủ về mức lãi suất từng kỳ của hợp đồng, cách thức tính phạt, thời hạn phạt trả tiền hàng tháng và các điều khoản quan trọng khác. Đối với những người đi vay lần đầu, thiếu sót này khiến người tiêu dùng mù mờ về nghĩa vụ của mình, trực tiếp dẫn tới tất toán sai hẹn, từ đó phát sinh phí phạt.

Cũng có nhiều trường hợp khách hàng thắc mắc về các điều khoản như mức tiền phạt nhưng không được giải thích ngay, chỉ khi bị phạt mới được giải thích rõ ràng.

Do đó bạn nên lựa chọn công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ uy tín, tham khảo ý kiến người thân, trên internet, đặc biệt các trang mạng xã hộ sẽ có ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty đó.

Đọc thật kĩ các điều khoản hợp đồng, yêu cầu nhân viên làm rõ các điều khoản chưa rõ, các thuật ngữ chưa hiểu, đặc biệt phải đọc kỹ các điều khoản vè lãi suất thời hạn phương thức trả nợ và cách tính tiền phạt.

Cần vay tín chấp thì nên vay ở đâu?

Không được cung cấp hợp đồng

Sau khi bạn đặt tay ký hợp đồng giao dịch cho vay tín chấp, có những ngân hàng hoặc công ty tài chính không đưa cho bạn bản chính của hợp đồng. Nếu không có hợp đồng trên tay, đa phần khách hàng sẽ dễ bị vi phạm những điều khoản trên hợp đồng ví dụ như chậm thời gian trả nợ, quên mức lãi suất hoặc bị phạt những khoản chúng tôi đã lưu ý bên trên.

Như vậy, khi giao dịch, bạn hãy nhớ giữ cho mình một bản sao của hợp đồng đã giao dịch để tự nhắc nhở mình. Nếu có những ngân hàng không cung cấp cho bạn liền mà sẽ gửi qua đường bưu điện hoặc mail, bạn hãy cân nhắc về thời gian để chắc mình có trong tay đúng bản hợp đồng như đã ký.

Rate this post